Cách phân tích căn bậc 2 , bậc 3
diendantoanhoc.net
I. Căn bậc 2
Khi phân tích căn bậc 2 , ta thường chuyển về
dạng \sqrt{a+\sqrt{b}}=\sqrt{(c+d)^2} để từ đó làm mất dấu căn lớn
ở ngoài
tức là ta sẽ đi tạo thành hằng đẳng
thức \sqrt{(c+d)^2}=\sqrt{c^2+2cd+d^2}. Thử các ví dụ sau :
Ví dụ 1: Rút gọn:
A=\sqrt{8-2\sqrt{15}}-\sqrt{8+2\sqrt{15}}
Giải:
Chúng ta cần chuyển về
dạng \sqrt{(c+d)^2}=\sqrt{c^2+2cd+d} .Trước tiên nhìn vào hệ số 2ab
là 2\sqrt{15} .
Thấy được
: 2\sqrt{15}=2.\sqrt{3}.\sqrt{5}
nên dự đoán hệ số c,d bằng 3,5. Thay vào ta
được :
\sqrt{8+2\sqrt{15}}=\sqrt{3+2.\sqrt{3}.\sqrt{5}+5}=\sqrt{(\sqrt{3}+\sqrt{5})^2}=\sqrt{3}+\sqrt{5}
Tương tự :
\sqrt{8-2\sqrt{15}}=\sqrt{3-2.\sqrt{3}.\sqrt{5}+5}=\sqrt{(\sqrt{5}-\sqrt{3})^2}=\sqrt{5}-\sqrt{3}
Vậy :
A=\sqrt{5}-\sqrt{3}-\sqrt{5}-\sqrt{3}=-2\sqrt{3}
Ví dụ 2 : Rút gọn:
B=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12\sqrt{5}}}}
Giải:
Trước tiên ra rút gọn 29-12\sqrt{5}
xét hệ số 2cd là 12\sqrt{5}
Ta có các khả năng sau:
1.12\sqrt{5}=2.6.\sqrt{5}
nhưng nếu cho hệ số c là 6 ,
d là \sqrt{5} thì c^2+d^2=41 \Rightarrow loại
trường hơp này
2. 12\sqrt{5}=2.2.3\sqrt{5}
nhưng nếu cho hệ
số c=3\sqrt{5}, d=2 thì c^2+d^2=49 \Rightarrow loại
trường hơp này
3. 12\sqrt{5}=2.3.2\sqrt{5}
thử thay c=3,d=2\sqrt{5} thì ta
thấy c^2+d^2=29, đúng
nên
\sqrt{29-12\sqrt{5}}=\sqrt{20-2.3.2\sqrt{5}+9}=\sqrt{(2\sqrt{5}-3)^2}=2\sqrt{5}-3
Thay vào bài toán :
B=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-2\sqrt{5}+3}}=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{6-2\sqrt{5}}}
Tiếp theo ra xét :
\sqrt{6-2\sqrt{5}}
Xét hệ số 2cd là
2\sqrt{5}=2.\sqrt{5}.1 thì c^2+d^2=6 thoả
thay vào bài toán ta được :
\sqrt{6-2\sqrt{5}}=\sqrt{5-2\sqrt{5}+1}=\sqrt{(\sqrt{5}-1)^2}=\sqrt{5}-1
Vậy :
B=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{5}+1}=1
Một số cách giải các bài toán căn bậc 2 :
ví dụ 3: Rút gọn biểu thức :
A=\sqrt{x+\sqrt{2x-1}}-\sqrt{x-\sqrt{2x-1}}
Giải: ĐKXĐ: x\geq \dfrac{1}{2}
Cách 1: Ta nhân
thêm \sqrt{2} vào biểu thức để tạo hằng đẳng thức. Tai sao?
Ở đây ta thấy có hệ số cd chứ chưa có hệ số
2cd vì thế ta nghĩ đến việc nhân thêm \sqrt{2} vào biểu thức
Xét :
\sqrt{2}A=\sqrt{2x+2\sqrt{2x-1}}-\sqrt{2x-\sqrt{2x-1}}
\sqrt{2}A=\sqrt{2x-1+2\sqrt{2x-1}+1}-\sqrt{2x-1-\sqrt{2x-1}+1}
\sqrt{2}A=\sqrt{(\sqrt{2x-1}+1)^2}-\sqrt{(\sqrt{2x-1}-1)^2}=\sqrt{2x-1}+1-\left
| \sqrt{2x-1}-1 \right |
Xét trường hợp để phá trị tuyệt đối:
+Xét x\geq 1 thì \left |
\sqrt{2x-1}-1 \right |=\sqrt{2x-1}-1
thì \sqrt{2}A=\sqrt{2x-1}+1-(\sqrt{2x-1}-1)=2\Rightarrow
A=\sqrt{2}
+Xét \dfrac{1}{2}\leq x\leq 1
thì \sqrt{2}A=\sqrt{2x-1}+1-(1-\sqrt{2x-1})=2\sqrt{2x-1}\Rightarrow
A=\sqrt{4x-2}
Cách 2: Đặt vế căn nhỏ làm ẩn
phụ:
Xét :
A=\sqrt{x+\sqrt{2x-1}}-\sqrt{x-\sqrt{2x-1}}
Đặt \sqrt{2x-1}=t\Rightarrow
t^2=2x-1\Rightarrow x=\dfrac{t^2+1}{2}
A=\sqrt{\dfrac{t^2+1}{2}+t}-\sqrt{\dfrac{t^2+1}{2}-t}
A=\sqrt{\dfrac{(t+1)^2}{2}}-\sqrt{\dfrac{(t-1)^2}{2}}
A=\dfrac{t+1}{\sqrt{2}}-\dfrac{\left
| t-1 \right |}{\sqrt{2}}
Xét t\geq 1 thì
A=\dfrac{t+1}{\sqrt{2}}-\dfrac{t-1}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}
Xét t< 1 thì :
A=\dfrac{t+1}{\sqrt{2}}-\dfrac{1-t}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}t=\sqrt{4x-2}
Cách 3: Bình phương 2 vế :
A=\sqrt{x+\sqrt{2x-1}}-\sqrt{x-\sqrt{2x-1}}
A^2=x+\sqrt{2x-1}+x-\sqrt{2x-1}-2\sqrt{x^2-(\sqrt{2x-1})^2}
A^2=2x-2\left | x-1
\right |
Xét x\geq 1 thì A^2=2x-2(x-1)=2
mà A>0 nên A=\sqrt{2}
Xét x< 1 thì A^2=2x-2(1-x)=4x-2
nên A=\sqrt{4x-2}
II.Căn bậc ba;
Một số cách phân tích:
Cách 1 : Xét ví dụ :
A=\sqrt[3]{44+18\sqrt{6}}
Nhận xét rằng A phải viết được dưới dạng
A=\sqrt[3]{(a+b)^{3}}\Rightarrow
A^{3}=(a+b)^{3}=a(a^{2}+3b^{2})+b(b^{2}+3a^{2})
\Rightarrow
44+18\sqrt{6}=a(a^{2}+3b^{2})+b(b^{2}+3a^{2})
Ta cứ lấy giá trị sau :
18\sqrt{6}=a(a^{2}+3b^{2})\Rightarrow \left\{\begin{matrix} & a=\sqrt{6}
& \\ & a^{2}+3b^{2}=18 & \end{matrix}\right. \Rightarrow
a=\sqrt{6},b=2 Suy ra A=2+\sqrt{6}
Cách 2 :\sqrt[3]{a+\sqrt{b}}=\sqrt[3]{(c+\sqrt{d})^3}=c+\sqrt{d}
Giải phương trình 3c(\sqrt[3]{a+\sqrt{b}}-c)^2+c^3=a
=> tìm được c sau đó tìm d
Một số cách giải các bài toán căn bậc 3 :
ví dụ 4: Rút gọn :
A=\sqrt[3]{44+18\sqrt{6}}+\sqrt[3]{44-18\sqrt{6}}
Cách 1: Xét
A^3=44+18\sqrt{6}+44-18\sqrt{6}+3.A.\sqrt[3]{44^2-(18\sqrt{6})^2}=88+3.A.-2
A^3+6A-88=0
(A^2+4A+22)(A-4)=0
Vậy:
A=4
Cách 2: Rút gọn từng vế trong
căn:
\sqrt[3]{44+18\sqrt{6}}=2+\sqrt{6} ;
\sqrt[3]{44+18\sqrt{6}}=2-\sqrt{6} nên A=4
III. Bài tập áp dụng:
Rút gọn các biểu thức sau :
A=\dfrac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}
B=\dfrac{(5+2\sqrt{6})(49-20\sqrt{6})\sqrt{5-2\sqrt{6}}}{9\sqrt{3}-11\sqrt{2}}
C=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{48-10\sqrt{7+4\sqrt{3}}}}}
D=(\sqrt{3}-1)\sqrt{6+2\sqrt{2}.\sqrt{3-\sqrt{\sqrt{2}+\sqrt{12}+\sqrt{18-\sqrt{128}}}}}
quá hay :) Sáng tạo. 1 like cho bạn
Trả lờiXóa