Phương pháp UCT cho hệ phương trình (Phần 1)
Tác giả: nthoangcute
Quote
Hệ pt tổng quát: \boxed{\left\{\begin{matrix}a_1x^2+b_1y^2+c_1xy+d_1x+e_1y+f_1=0 & & \\ a_2x^2+b_2y^2+c_2xy+d_2x+e_2y+f_2=0 & & \end{matrix}\right.}
Đây là hệ gồm hai tam thức bậc hai. Khi đó tất nhiên ta phải nghĩ tới \Delta . Một tam thức có phân tích được nhân tử hay không phải xem \Delta x hoặc \Delta y có chính phương hay không. Nếu một trong 2 pt cho \Delta x hoặc \Delta y chính phương thì dễ dàng rồi, khi đó tìm nghiệm rồi phân tích nhân tử là ra được mối quan hệ giữa x;y và thế vào pt còn lại thôi! Thế nhưng nếu cả 2 pt đều cho \Delta x;y không chính phương thì ta làm như nào? Khi đó phải dùng đến phương pháp UCT - một công cụ rất mạnh gần như quét sạch tất cả các bài HPT. Ta sẽ chọn hằng số thích hợp nhân vào một pt sau đó cộng (trừ) với pt còn lại và ép cho \Delta chính phương.
Tức là tìm k sao cho \Delta của \left(PT(1)+k.PT(2)\right) chính phương (là có thể phân tích thành nhân tử).
Quote
Phương pháp giải:Đặt a=a_1+ka_2; b=b_1+kb_2; c=c_1+kc_2; d=d_1+kd_2; e=e_1+ke_2; f=f_1+kf_2Số k là nghiệm của pt sau với a\neq 0cde+4abf=ae^2+bd^2+fc^2
Ví dụ 1:
Giải hpt: \left\{\begin{matrix}14x^2-21y^2-6x+45y-14=0 & & \\ 35x^2+28y^2+41x-122y+56=0 & & \end{matrix}\right.
Phần nháp:
Ta thấy a=14+35k; b=-21+28k; c=0; d=-6+41k; e=45-122k; f=-14+56k.
Ta thấy a=14+35k; b=-21+28k; c=0; d=-6+41k; e=45-122k; f=-14+56k.
Số k sẽ là nghiệm của pt: 0+4(14+35k)(-21+28k)(-14+56k)=(14+35k)(45-122k)^2+(-21+28k)(-6+41k)^2
\Leftrightarrow k=\dfrac{-15}{49}
\Leftrightarrow k=\dfrac{-15}{49}
Như vậy ta sẽ lấy PT(1)-\dfrac{15}{49}PT(2) hay 49PT(1)-15PT(2)
Lời giải:
Có: 49PT(1)-15PT(2)=...
\Leftrightarrow (161x-483y+218)(x+3y-7)=0 (Tính \Delta x hoặc \Delta y sẽ phân tích được nhân tử)
Tới đây dễ dàng tìm ra nghiệm của hpt là (x;y)=(-2;3);(1;2). \blacksquare
\Leftrightarrow (161x-483y+218)(x+3y-7)=0 (Tính \Delta x hoặc \Delta y sẽ phân tích được nhân tử)
Tới đây dễ dàng tìm ra nghiệm của hpt là (x;y)=(-2;3);(1;2). \blacksquare
Bài tập áp dụng:
1) \left\{\begin{matrix}x^2+8y^2-6xy+x-3y-624=0 & & \\ 21x^2-24y^2-30xy-83x+49y+585=0 & & \end{matrix}\right.
2) \left\{\begin{matrix}x^2+y^2-3x+4y=1 & & \\ 3x^2-2y^2-9x-8y=3 & & \end{matrix}\right.
3) \left\{\begin{matrix}y^2=(4x+4)(4-x) & & \\ y^2-5x^2-4xy+16x-8y+16=0 & & \end{matrix}\right.
4) \left\{\begin{matrix}xy-3x-2y=16 & & \\ x^2+y^2-2x-4y=33 & & \end{matrix}\right.
5) \left\{\begin{matrix}x^2+xy+y^2=3 & & \\ x^2+2xy-7x-5y+9=0 & & \end{matrix}\right.
6) \left\{\begin{matrix}(2x+1)^2+y^2+y=2x+3 & & \\ xy+x=-1 & & \end{matrix}\right.
7) \left\{\begin{matrix}x^2+2y^2=2y-2xy+1 & & \\ 3x^2+2xy-y^2=2x-y+5 & & \end{matrix}\right.
8) \left\{\begin{matrix}(x-1)^2+6(x-1)y+4y^2=20 & & \\ x^2+(2y+1)^2=2 & & \end{matrix}\right.
9) \left\{\begin{matrix}2x^2+4xy+2y^2+3x+3y-2=0 & & \\ x^2+y^2+4xy+2y=0 & & \end{matrix}\right.
10) \left\{\begin{matrix}2x^2+3xy=3y-13 & & \\ 3y^2+2xy=2x+11 & & \end{matrix}\right.
11) \left\{\begin{matrix}4x^2+3y(x-1)=7 & & \\ 3y^2+4x(y-1)=3 & & \end{matrix}\right.
12) \left\{\begin{matrix}x^2+2=x(y-1) & & \\ y^2-7=y(x-1) & & \end{matrix}\right.
13) \left\{\begin{matrix}x^2+2xy+2y^2+3x=0 & & \\ xy+y^2+3y+1=0 & & \end{matrix}\right.
Ví dụ 2:
Giải hpt: \left\{\begin{matrix}x^3-y^3=35 & & \\ 2x^2+3y^2=4x-9y & & \end{matrix}\right.
Lời giải:
Có: PT(1)-3PT(2)=...
\Leftrightarrow (x-2)^3=(y+2)^3
\Leftrightarrow x=y+5
Thay vào PT(2) ta dễ dàng tìm ra nghiệm (x;y)=(2;-3);(3;-2) \blacksquare
Phân tích lời giải:
Bài này không giống dạng TQ, vậy ta đã thực hiện UCT như nào?
Đánh giá:
- Bậc của x;y như nhau
- Bậc của x;y như nhau
- Các biến x;y độc lập (Không liên quan tới nhau)
- PT(1) có bậc cao hơn PT(2)
Vậy ta sẽ nhân hằng số vào PT(2) để PT(1)+a.PT(2) đưa được về dạng A^3=B^3.
Ta thực hiện:
PT(1)+a.PT(2)=x^3-y^3-35+2ax^2+3ay^2-4ax+9ay
PT(1)+a.PT(2)=x^3-y^3-35+2ax^2+3ay^2-4ax+9ay
Cần tìm a sao cho vế trái có dạng (x+\alpha )^3-(y+\beta )^3=0
\Leftrightarrow x^3+3x^2\alpha +3x\alpha ^2+\alpha^3-y^3-3y^2\beta -3y\beta ^2-\beta ^3=0
Đồng nhất hệ số: \left\{\begin{matrix}\alpha ^3-\beta ^3=-35 & & \\ 3\alpha =2a & & \\ 3\alpha ^2=-4a \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a=-3 & & \\ \alpha=-2 & & \\ \beta=3 \end{matrix}\right.
Vậy ta sẽ lấy PT(1)-3PT(2) ...
Bài tập:
Giải hpt: \left\{\begin{matrix}x^3+y^3=91 & & \\ 4x^2+3y^2=16x+9y & & \end{matrix}\right.
Làm thế nào để in cái này ra hả anh ?
Trả lờiXóachụp đi bạn
Xóalàm thế nào để chứng minh đẳng thức suy ra số k vậy ah!
Trả lờiXóaà được rồi @@!
Xóabạn cho mình xin cái tính ra k dc k?? Mình đang thắc mắc làm s tính ra dc k như vậy? cảm ơn bạn
XóaLàm thế nào suy ra số k thế. Chứ nhân ra rồi bấm máy thì lâu lắm
Trả lờiXóaNhập nguyên biểu thức ẩn k vào rồi SLOVE là được mà, đâu cần nhân ra.
XóaSau khi em nhập nguyên biểu thức ẩn k của VD1 rồi SLOVE nó ra là k= -0,306122449. Làm sao anh đổi được số đó ra -15/49 thế ạ?
Xóahttp://upfile.vn/xmFQZkBmuCZm/casio-jpg.html
Ấn AC xong ấn Ans = là được
Xóacó khi nào k ra nghiệm xấu hay nhiều nghiệm thì sao a
XóaẤn AC xong ấn Ans cũng làm j ra số đẹp dk ak
Xóađược đấy bạn ạ, bạn nhấn shift (STO) là được, mình làm thử ở phương trình bài tập 2 được -7/29 đó
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóabạn trương việt hoàng ơi, hệ chứa căn thì xử lí uct như thế nào vậy bạn
Trả lờiXóaThì bạn có thể đặt ẩn phụ đưa về dạng trên để giải, hoặc theo một cách giải nào khác, không phải hệ pt nào cũng giải được bằng UCT.
XóaAnh ơi, cái ví dụ 1 e nhập vô máy mà dài quá nên nhập k hết đc. sau đó e nhân ra (mệt vã) r bấm lại thì nó ra 1 số thập phân k tuần hoàn. Anh có thể làm giúp cho e câu ví dụ đó đc k anh? E cảm ơn.
Trả lờiXóaỦa bạn dùng máy tính gì mà dài quá không nhập hết được vậy, dùng loại Fx570ESPlus đi bạn ...
XóaRa số thập phân k tuần hoàn thì có thể do máy tính bạn lỗi hoặc bài đó không thể giải bằng UCT
em dùng fx-570vn mà cũng dài quá bấm k hết T_T vả lại tính toán cũng rất mệt nữa :((
Xóap/s: tính tay =.=
ở dạng 2,chỉ cần có bậc 3 là lúc nào cũng đưa về A^3=B^3 à
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBài viết của bạn hay quá mình có thể trao đổi backlink liên kết không, nếu bạn đồng ý thì pm qua cho mình nhé:
Trả lờiXóahttp://hoanggia2016.blogspot.com/2016/01/trao-doi-lien-ket-trong-cong-dong-web.html
TIN TỨC NHÀ ĐẤT HOT 2016
ĐẤT NỀN
ĐẤT NỀN BÌNH TÂN GIÁ RẺ
NHÀ ĐẤT TPHCM
KỸ NĂNG SALES
PHONG THỦY NHÀ ĐẤT
SEO WEB BĐS
Cho hỏi tại sao k là nghiệm pt
Trả lờiXóacde + 4abf = ae^2+bd^2+fc^2
Có tài liệu nào chứng minh không, cảm ơn
chỗ đấy làm tắt đó bạn. Lúc đặt ẩn a b c d e f rồi thì được pt mới, bạn xét delta phương trình đó rồi đưa về ẩn y ép cho phương trình ẩn y đó là bình phương thì ra được cái hệ thức đấy
Xóasao em làm ví dụ có bài làm đc có bài lại ra số vô tỷ k tuần hoàn,
Trả lờiXóacho e hỏi, cái đenta x, đenta y đấy ạ, mình tính như thế nào vậy??
Trả lờiXóa