About

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Cho đường tròn (O; 3cm) có hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Gọi M là điểm tùy ý thuộc đoạn OC ( M khác O và C). Tia BM cắt cắt đường tròn (O) tại N.

Bài toán:
Cho đường tròn (O; 3cm) có hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Gọi M là điểm tùy ý thuộc đoạn OC ( M khác O và C). Tia BM cắt cắt đường tròn (O) tại N.
            1) Chứng minh AOMN là một tứ giác nội tiếp.
            2) Chứng minh ND là phân giác của $\widehat{ANB}$.
            3) Tính: $\sqrt{BM.BN}$
            4) Gọi E và F lần lượt là hai điểm thuộc các đường thẳng AC và AD sao cho M là trung điểm của EF. Nếu cách xác định các điểm E, F và chứng minh rằng tổng (AE + AF) không phụ thuộc vào vị trí của điểm M.

Hình vẽ:




Lời giải:




1) Chứng minh $AOMN$ là một tứ giác nội tiếp.
Ta có : $$\widehat{ANB}=90^o$$ (góc nội tiếp chắn nửa $(O)$)
$$\widehat{AOM}=90^o$$ (vì AB ^CD tại $O$)
Suy ra: $\widehat{ANB}+\widehat{AOM}=180^{\circ}$
Þ tứ giác $AOMN$ nội tiếp.

2) Chứng minh :  ND là phân giác của $\widehat{ANB}$.
Ta có : $AB, CD$ là đường kính của $(O)$.
           $AB$ ^ $CD$ (gt) Þ $\widetilde{AD}=\widetilde{BD}$
Þ $\widehat{AN\text{D}}=\widehat{BN\text{D}}$
Þ $ND$ là phân giác của góc $ANB$.


3) Tính: $\sqrt{BM.BN}$
Do DBOM $\sim $ DBNA (gg)
Þ $\frac{BO}{BN}=\frac{BM}{BA}$ 
Þ BM.BN = BO.BA=3.6=18 
Þ $\sqrt{BN.BM}=\sqrt{18}=3\sqrt{2}$cm


4) Ta có: D EAF vuông tại A ($\widehat{CA\text{D}}={{90}^{0}}$, E ÎAC, FÎ AD) có M là trung điểm của  EF 

Þ MA = ME = MF 
Þ M là tâm của đường tròn qua M có bán kính MA 
Þ Điểm E, F là giao điểm của đường tròn (M; MA) với AC và AD.
            Ta có: AM = BM ( vì M nằm trên CD là trung trực của AB)
             Þ MA = MB = ME = MFÞ tứ giác AEBF nội tiếp 
Þ $\widehat{BF\text{D}}=\widehat{A\text{E}B}$
            Ta lại có: $$\widehat{BDF}\text{ }=\text{ }\widehat{BCE} = 90^o$$
suy ra: $$\widehat{DBF}\text{ }=\text{ }\widehat{CBE}$$
Xét tam giác BDF và tam giác BCE, ta có: 
BC = BD ; 
$$\widehat{DBF}\text{ }=\text{ }\widehat{CBE}$$  
$\widehat{BDF}=\widehat{BCE}=90^{\circ}$

nên DBDF = DBCE(gcg) ÞDF = CE
Vậy : $$AE + AF = (AC + CE) + AF=AC+(CE+AF) = AC + (DF+AF) = AC+ AD=2AD$$
DOAD vuông cân tại O nên AD = $\sqrt{O{{A}^{2}}+O{{\text{D}}^{2}}}=\sqrt{{{3}^{2}}+{{3}^{2}}}=3\sqrt{2}$
Þ AE + AF = $6\sqrt{2}$.
Vậy tổng AE + AF không phụ thuộc vào vị trí điểm M.

1 nhận xét: