Loading [MathJax]/jax/element/mml/optable/GeneralPunctuation.js

About

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Chuyên đề ĐA THỨC (phần III)



147654000669718.png
CHUYÊN ĐỀ VỀ ĐA THỨC 
Trần Nam Dũng
Phần I: Xem tại đây
PHẦN II: Xem tại đây


Phần III : Đa thức bất khả quy

3.1. Đa thức với hệ số nguyên
Đa thức với hệ số nguyên là đa thức có dạng :
P(x)=a_{n}.x^{n}+a_{n-1}.x^{n-1}+..+a_{1}x+a_{0}
trong đó a_{i} là các hệ số nguyên 
Ta ký hiệu tập hợp tất cả các đa thức với hệ số nguyên là Z[x]
Ta có các kết quả cơ bản sau đây về đa thức với hệ số nguyên:
(1) Nếu P(x) có nghiệm nguyên x=a thì phân tích được P(x)=(x-a).Q(x) với Q(x) là đa thức với hệ số nguyên .
(2) Nếu a,b nguyên và a\neq b thì P(a)-P(b)\vdots a-b
(3) Nếu x=\frac{p}{q} là một nghiêm của P(x) ( với (p,q)=1 ) thì p là ước của a_{0} và q là ước của a_{n} . Đặc biệt nếu a_{n}=\underline{+}1 thì nghiệm hữu tỷ là nghiệm nguyên
(4) Nếu x=m+\sqrt{n} là nghiệm của P(x) với m,n nguyên , n không là số chính phương thì {x}'=m-\sqrt{n} cũng là nghiệm của P(x)
(5) Nếu x=m+\sqrt{n} với m,n nguyên , n không là số chính phương thì P(x)={M}'+{N}'\sqrt{n} với {M}',{N}' nguyên 
Đa thức với hệ số nguyên sẽ nhận giá trị nguyên với mọi giá trị x nguyên. Điều ngược lại không đúng, có những đa thức nhận giá trị nguyên với mọi x nguyên nhưng các hệ số của nó không nguyên.
Ví dụ: Các đa thức \frac{x^2-x}{2}\frac{x^3-x}{6} nhận giá trị nguyên với mọi x nguyên
Đa thức với hệ số hữu tỷ nhưng nhận giá trị nguyên với mọi x nguyên được gọi là đa thức nguyên.
Một đa thức với hệ số hữu tỷ P(x) bất kỳ có thể biểu diễn được dưới dạng \frac{a}{b}Q(x) với a,b là các số nguyên và Q(x) cũng là đa thức với hệ số nguyên 
3.2. Đa thức bất khả quy
Định nghĩa: Cho P(x) là đa thức với hệ số nguyên. Ta gọi P(x) là bất khả quy trên Z[x] với bậc lớn hơn hay bằng 1
Tương tự định nghĩa đa thức bất khả quy trên Q[x]



Định lý 3.1 (Tiêu chuẩn Eisenstein)
Cho:
P(x)=a_{n}x^{n}+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_{1}x+a_{0}
Nếu tồn tại số nguyên tố p sao cho
i) a_{n} không chia hết cho p
ii) a_{0},a_{1},..,a_{n-1} chia hết cho p
iii) a_{0} không chia hết cho p^2
thì đa thức P(x) bất khả quy 
Định lý 3.2 (Quan hệ bất khả quy trên Z[x] và Q[x])
Nếu đa thức P(x) \epsilon Z[x] bất khả quy trên Z[x] thì cũng bất khả quy trên Q[x].
Bổ đề Gauss. Ta gọi đa thức P(x) \epsilon Z[x] là nguyên bản nếu các hệ số của nó nguyên tố cùng nhau.
Ta có bổ đề Gauss: Tích của hai đa thức nguyên bản là nguyên bản.
Chứng minh bổ đề. Cho hai đa thức nguyên bản:
P(x)=a_{n}x^{n}+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_{1}x+a_{0}
Q(x)=b_{m}x^{m}+b_{m-1}x^{m-1}+...+b_{1}x+b_{0}
thì 
P(x).Q(x)=c_{m+n}x^{m+n}+c_{m+n-1}x^{m+n-1}+...+c_{1}x+c_{0}
Giả sử tích trên không nguyên bản thì tồn tại một số nguyên tố p là ước chung của các hệ số c_{0},c_{1},...,c_{m+n}. Vì P(x) nguyên bản nên gọi i là số nhỏ nhất mà a_{i} không chia hết cho p và j là số nhỏ nhất sao cho bj không chia hết cho p. Khi đó xét x_{i+j} ta thấy hệ số tương ứng không chia hết cho p, vô lý . 
Vậy tích trên nguyên bản
Chứng minh định lý: Cho P(x) bất khả quy trên Z[x].Giả sử P(x) khả quy trên Q[x]P(x)=P_{1}(x).P_{2}(x) 
với P_{1},P_{2} là đa thức bậc nhỏ hơn bậc của P và có hệ số hữu tỷ . 
Đặt :
P_{1}(x)=\frac{a_{1}}{b_{1}}Q_{1}(x),P_{2}(x)=\frac{a_{2}}{b_{2}}Q_{2}(x)
với (a_{i},b_{i})=1 và Q_{i} nguyên bản (i_{1}=1,2)
Khi đó :
P(x)=\frac{a_{1}a_{2}}{b_{1}b_{2}}Q_{1}(x)Q_{2}(x)=\frac{p}{q}Q_{1}(x)Q_{2}(x)
với (p,q)=1
Do P(x)\epsilon Z[x] nên từ đây suy ra các hệ số của Q_{1}(x),Q_{2}(x) đều chia hết cho q, suy ra  Q_{1}(x),Q_{2}(x) không nguyên bản, trái với bổ đề Gauss . Mâu thuẫn. Vậy P(x) bất khả quy trên Q[x].
3.3. Một số tính chất của đa thức bất khả quy
3.4. Một số bài tập có lời giải
Bài 1. Cho tam thức bậc hai P(x)=ax^2+bx+c với a,b,c là các số hữu tỷ. 
Chứng minh rằng P(x) nguyên với mọi x nguyên khi và chỉ khi c, a+b và 2a nguyên.
Bài 2. a) Tìm tất cả các số nguyên a sao cho (x-a)(x-10)+1 có thể phân tích được thành tích dạng (x+b)(x+c) với b, c là các số nguyên.
b) Tìm tất cả các số nguyên khác 0 và đôi một khác nhau a,b,c sao cho đa thức
x(x-a)(x-b)(x-c)+1
có thể biểu diễn dưới dạng tích của hai đa thức với hệ số nguyên.
Bài 3. Chứng minh các đa thức sau là bất khả quy
a)x^3+5x^2+35
b)x^4-x^3+2x+1
Bài 4. Cho p là số nguyên tố. Chứng minh rằng đa thức:
x^{p-1}+x^{p-2}+...+x+1 
bất khả quy.
Bài 5. Cho n số a_{i} thuộc \mathbb{Z}. Chứng minh:
a) (x-a_{1})(x-a_{2})…(x-a_{n})–1 bất khả quy
b) (x-a_{1})^2(x-a_{2})^2…(x-an)^2+1 bất khả quy
3.4. Bài tập
Bài 1. Đa thức P(x) bậc n có hệ số hữu tỷ là đa thức nguyên khi và chỉ khi nó nhận giá trị nguyên tại n+1 điểm nguyên liên tiếp. Chứng minh.
Bài 2. Tìm tất cả các giá trị n sao cho tồn tại n số nguyên phân biệt a_{1},a_{2},...,a_{n} để (x-a_{1})(x-a_{2})…(x-a_{n})+1 khả quy.
Bài 3. (Tiêu chuẩn Eisenstein mở rộng) Cho đa thức:
P(x)= a_{n}x^n + a_{n-1}x^{n-1} + …+ a_{1}x + a_{0}
Giả sử tồn tại số nguyên tố p sao cho:
i) a_{n} không chia hết cho p
ii) a_{0} không chia hết chop^2
iii)a_{0},a_{1},...,a_{n-k}\vdots p 
Khi đó nếu P(x) = H(x).G(x) thì một trong hai đa thức H(x), G(x) có bậc nhỏ hơn k.
Bài 4. Tìm tất cả các giá trị n nguyên dương sao cho đa thức x^n+4 khả quy trên Z[x].
Bài 5. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, đa thức x^n + 5x^{n-1} + 3 bất khả quy.
Bài 6. Tìm hệ số tự do của đa thức P(x) với hệ số nguyên, biết rằng trị tuyệt đối của nó nhỏ hơn 1000 và P(19) = P(94) = 1994.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét