Đề TS vào lớp 10 THPT Chuyên Thái Bình môn Toán
(Vòng 1)
Bài 1. (2,0 điểm)
Cho biểu thức A=\left ( \dfrac{2}{\sqrt{x}-2}+\dfrac{3}{2\sqrt{x}+1}-\dfrac{5\sqrt{x}-7}{2x-3\sqrt{x}-2}\right
):\dfrac{2\sqrt{x}+3}{5x-10\sqrt{x}}~~(x>0;~x\neq 4)
1. Rút gọn biểu thức A
2. Tìm x sao cho A nhận giá trị là một
số nguyên
Bài 2. (2,5 điểm)
Cho parabol (P):~y=x^2 và đường thẳng
(d):~y=2(m+3)x-2m+2 (m là tham số, m\in \mathbb{R})
1. Với m=-5, tìm toạ độ giao điểm của
parabol (P) và đường thẳng (d).
2. Cmr: Với mọi m, parabol (P) và đường
thẳng (d) cắt nhau tại 2 điểm phân biệt. Tìm m sao cho hai giao điểm đó
có hoành độ dương.
3. Tìm điểm cố định mà đường thẳng (d) đi
qua với mọi m.
Bài 3. (1,5 điểm)
Giải hệ pt: \left\{\begin{matrix}2x^2+3xy-2y^2-5(2x-y)=0 &
& \\ x^2-2xy-3y^2+15=0 & &
\end{matrix}\right.
Bài 4. (3,5 điểm)
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn
(O;R). Tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O;R) cắt nhau tại T.
Đường thẳng AT cắt đường tròn tại điểm thứ hai là D khác A.
1. Cmr: \bigtriangleup ABT\sim
\bigtriangleup BDT
2. Cmr: AB.CD=BD.AC
3. Cmr: Hai đường phân giác góc
\widehat{BAC} và \widehat{BDC} và đường thẳng BC đồng quy tại một điểm
4. Gọi M là trung điểm BC. Cm:
\widehat{BAD}=\widehat{MAC}
Bài 5. (0,5 điểm)
Cho các số dương x,y,z thay đổi thoả mãn:
x(x+1)+y(y+1)+z(z+1)\leq 18
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
B=\dfrac{1}{x+y+1}+\dfrac{1}{y+z+1}+\dfrac{1}{z+x+1}
---Hết---
___________________________________
Đề TS vào lớp 10 THPT Chuyên Thái Bình môn Toán
(vòng 2)
Bài 1:
1/ Giải pt:
\sqrt{5x-6}+\sqrt{10-3x}=2x^2-x-2
2/ Giải hpt:
\left\{\begin{matrix}x^3+8xy^2=96y & & \\
x^2+32y^2=48 & & \end{matrix}\right.
Bài 2:
1/ Cho pt:
x^2-2x-4=0 có hai nghiệm x_1;x_2. Tính S=x_1^2+x_2^2
2/ Cho a;b;c;d là
các số nguyên dương thoả mãn: a^2+ab+b^2=c^2+cd+d^2
Chứng minh: a+b+c+d
là hợp số.
Bài 3:
Cho a;b;c là ba số
thực dương và có tổng bằng 1
Chứng minh: \dfrac{a-bc}{a+bc}+\dfrac{b-ca}{b+ca}+\dfrac{c-ab}{c+ab}\leq
\dfrac{3}{2}
Bài 4:
Cho hình bình hành
ABCD với A,C cố định và B,D di động. Đường phân giác của \widehat{BCD}
cắt AB và AD theo thứ tự tại I và J (J nằm giữa A và D). Gọi M
là giao điểm khác A của hai đường tròn ngoại tiếp tam giác ABD và AIJ.
O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AIJ.
1/ CM: O là phân
giác \widehat{IAJ}
2/ CM: 4 điểm
A;B;D:O cùng thuộc một đường tròn
3/ Tìm đường tròn cố
định luôn đi qua M khi B;D di động.
Bài 5:
Chứng minh rằng trong
39 số tự nhiên liên tiếp bất kỳ luôn tồn tại ít nhất một số có tổng các chữ
số chia hết cho 11
---Hết---
________________
Mời mọi người thảo luận tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét